Chuyên mục: TIN TỨC

Bệnh nhân ung thư có uống được mật ong không?

Kính chào Công ty. Hiện nay, bố của tôi đang bị ung thư gan, cả nhà đang rất lo lắng sức khỏe của bố. Tôi có tham khảo các tài liệu trên mạng nói về “Bệnh nhân ung thư có uống được mật ong không”. Có tài liệu nói rằng: mật ong rất tốt cho bệnh nhân ung thư, nhưng lại có tài liệu lại nói bệnh nhân không nên ăn mật ong. Tôi đang rất hoang mang trước các luồng thông tin như vậy. Không biết đâu là đúng, đâu là sai. Công ty có thể tư vấn giúp cho tôi được không? Xin chân thành cám ơn Công ty (Lê Thị Thu: Hoàng Hoa Thám – Ba Đình – Hà Nội).
Mật ong là một loại thực phẩm rất phổ biến trong đời sống hiện nay. Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng: Trong mỗi gia đình, nên có ít nhất 1 hũ mật ong và nên sử dụng hàng ngày để tăng cường sức để kháng cho cơ thể của bạn.

Thành phần dinh dưỡng của mật ong

Theo các nghiên cứu phân tích. Các nhà khoa học đã tìm thấy trong thành phần của mật ong có chứa hỗn hợp các loại đường và nhiều chất dinh dưỡng khác. Chủ yếu gồm cacbonhydrat, nước, vitamin, chất chống oxy hóa, lượng calo,…

  • Thành phần Cacbonhydrat chiếm đến 82%, gồm: fructozơ (chiếm 38,2 %) và glucozơ (chiếm 31%).  Ngoài ra còn có các thành phần khác như mantozo, saccarozo và các hỗn hợp carbohydrate.
  • Trong mật chứa 2% khoáng chất, vitamin tốt cho sức khỏe và làm đẹp. Các vitamin bao gồm vitamin B2, B3, B6, B9, C,… và các khoáng chất như photpho, sắt, kẽm, canxi, magie,… Trong mật có chứa một hàm lượng rất ít chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm,…
Thành phần dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất trong mật ong.

Tác dụng của mật ong nguyên chất đối với sức khỏe

Nhờ có hàm lượng đường, vitamin và các khoáng chất cao. Nên mật ong có tác dụng rất tốt cho sức khỏe như:
  • Tăng năng lượng cho cơ thể.
  • Giảm mệt mỏi của cơ bắp.
  • Điều hòa đường huyết trong máu.
  • Chữa ho rất hiệu quả.
  • Chữa lành vết thương nhanh chóng.
  • Chữa bỏng nhẹ ngoài da.
  • Đánh bại chứng mất ngủ
  • Cải thiện hệ tiêu hóa.
  • Tác dụng mật ong với làm đẹp: làm đẹp da, giảm cân, mượt tóc,…
Sử dụng mật ong hàng ngày có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể của bạn.

Bệnh nhân ung thư có uống được mật ong không?

Ung thư là một bệnh nan y có rất nhiều người mắc phải. Hiện nay, khoa học thế giới vẫn chưa tìm ra phương thước chữa triệt để loại bệnh này. Để điều trị bệnh nhân ung thư, theo quan điểm cá nhân của mình: “Khi người bệnh phát hiện mình bị Ung thư. Bệnh nhân nên tuân thủ thực hiện các lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên sử dụng phương pháp Đông Tây Y kết hợp để điều trị bệnh. Kết hợp ăn uống khoa học và tinh thần lạc quan để cơ thể dần khỏe mạnh chống chọi lại bệnh tật”.

Trong quá trình làm nghề dược liệu, trồng tam thất và nuôi ong của mình. Có rất nhiều khách hàng đã hỏi tôi rằng: Bệnh nhân ung thư có uống được mật ong không? Với bằng cấp bác sĩ YHCT và kinh nghiệm làm nghề thuốc lâu năm của mình. Tôi có thể khẳng định: bệnh nhân ung thư hoàn toàn có thể sử dụng được mật ong.

Bệnh nhân ung thư hoàn toàn có thể sử dụng được mật ong.

Vì sao bệnh nhân ung thư có uống được mật ong?

Bản chất mật ong là một loại thực phẩm cao cấp giàu chất dinh dưỡng, giấu chất oxy hóa và kháng khuẩn

  • Đường trong mật ong giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường calo cho cơ thể.
  • Các vitamin, khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, sức chống đỡ của cơ thể.
  • Các albumin và acid panthotenic góp phần vào việc cấu tạo và hình thành các tế bào mới.

Theo các công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới

Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Croatia nghiên cứu về công dụng của mật ong và gừng đối với bệnh ung thư. Các kết quả khả quan cho thấy, dịch chiết từ mật ong và gừng có khả năng ức chế các tế bào của u và ung thư. Qua đó, các khối u và tế bào ung thư bị tiêu diệt đào thải.

Trên thực tế, các nhà khoa học Croatia đã nghiên cứu . Kết quả cho thấy, những chiết xuất từ mật ong và gừng có khả năng ức chế sự phát triển của khối u và tế bào ung thư, từ đó các khối u và tế bào này bị suy giảm và tiêu diệt đáng kể. Điều này chứng tỏ một số chất có trong mật ong có khả năng ngăn chặn và tiêu diệt tế bào ung thư, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.

Các nhà khoa học của Malaysia nghiên cứu sự tác động của mật ong lên bệnh nhân ung thư. Kết quả, các nhà khoa học đã kết luận được mật ong có tính cảm ứng hóa học đối với bạch cầu trung tính. Thí nghiệm phản ứng lại với các tác nhân oxygen (ROS) và  có khả năng chống ung thư. Các nhà khoa học Malaysia giải thích là trong mật ong chứa rất nhiều hợp chất flavonoid.

Khả năng hỗ trợ điều trị ung thư của mật ong là do các cơ chế như

  • Kích thích giải phóng TNF- alpha (yếu tố hoại tử khối u).
  • Ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư, gây độc tế bào ung thư.
  • Gây ra chu trình chết rụng tự nhiên của tế bào ung thư (apoptosis).
  • Ức chế quá trình oxy hóa lipoprotein.
  • Cải thiện tình trạng viêm trong cơ thể, ngăn chặn sự hình thành mạch máu tới các tế bào ung thư.

Mặt khác, một số hợp chất polyphenol có trong mật ong, cụ thể: Axit caffeic (CA), axit phenyl este (CAPE), chrysin (CR), galangin (GA), quercetin (QU), kaempferol (KP), acacetin (AC), pinacemin (PC), pinobanksin (PB) và apigenin (AP) cũng được các nhà khoa học đánh giá là những dược chất có khả năng điều trị ung thư rất tốt.

Mật ong nào tốt nhất cho người bị ung thư?

Như các bạn đã biết, phần trên tôi đã trả lời cho các bạn câu hỏi: Bệnh nhân ung thư có uống được mật ong không? Và hơn thế nữa, tôi đã lý chỉ rõ lý do vì sao bệnh nhân ung thư có sử dụng được mật ong.

Khi làm dự án về MẬT ONG BẠC HÀ HAGIAPHAR xuất khẩu vào thị trường EU. Chúng tôi đã chứng minh được trong mật ong này các chất dinh dưỡng, chất ô xy hóa và chất kháng khuẩn có hàm lượng cực kỳ cao. Đặc biệt, trong mật ong bạc hà Hagiaphar hàm lượng Hydroxy Methyl Furfuro (HMF) = 0. Vì thế, mật ong bạc hà hagiaphar là loại mật ong tốt nhất nên dùng cho bệnh nhân ung thư.

Phiếu 1: kết quả kiểm nghiệm mật ong bạc hà Hagiaphar.
Phiếu 2: kết quả kiểm nghiệm mật ong bạc hà Hagiaphar.
Phiếu 3: kết quả kiểm nghiệm mật ong bạc hà Hagiaphar.

Hướng dẫn cách sử dụng mật ong đúng cách cho bệnh nhân ung thư

Thời điểm uống mật ong tốt cho bệnh nhân ung thư

Thời điểm vàng để uống mật ong đối với bệnh nhân ung thư là trước bữa ăn sáng. Vào mỗi sáng, sau khi vệ sinh cá nhân xong, bạn hãy uống 1 muống mật ong nguyên chất cùng 1-2 thìa cafe tam thất. Tam thất và mật ong luôn được đánh giá là thực phẩm hỗ trợ điều trị ung thư tốt nhất, lành nhất đó các bạn.

Bệnh nhân K không nên uống mật ong vào buổi tối. Bởi vì mật ong có nhiều chất dinh dưỡng. Sử dụng vào buổi tối người bệnh sẽ bị khó tiêu, gây khó ở trong người. Từ đó người bệnh khó ngủ, tích lũy đường sẽ không có lợi cho sức khỏe.

Thời điểm vàng uống mật ong đối với người bị ung thư là trước bữa ăn sáng.

==>>Bài viết hữu ích: Cách sử dụng mật ong bạc hà tốt nhất

Bệnh nhân ung thư nên uống bao nhiêu mật ong một ngày

Bệnh nhân ung thư thường có thể trạng mệt mỏi, tiêu hóa không tốt. Vì vậy, bạn chỉ nên cho bệnh nhân sử dụng khoảng 25-50g mật ong nguyên mỗi ngày. Khi sử dụng mật ong, bạn phải chắc chắn đó là mật ong nguyên chất. Tránh trường hợp sử dụng mật ong giả hoặc nuôi bằng đường. Nếu người bệnh sử dụng phải mật ong giả, mật ong kém chất lượng thì bệnh sẽ tăng nặng hơn rất nhiều. Hãy lưu ý bạn nhé.

Mật Ong Bạc Hà

Bài viết gần đây

Hướng dẫn cách làm mật ong lên men đơn giản ai cũng có thể làm

Mật ong lên men (Molm) là mật ong nguyên chất được lên men trong các…

3 năm trước đó

Mật ong có phải là hàng hóa thiết yếu không?

Trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính…

3 năm trước đó

Tỏi lên men bằng mật ong tăng sức đề kháng phòng chống Covid 19 hiệu quả

Như các bạn đã biết, tỏi ngâm mật ong là một bài thuốc quý dân…

3 năm trước đó

Nước dừa, gừng tươi, mật ong bạc hà: Thần dược hạ sốt hiệu quả trong đại dịch

Trong lúc đại dịch COVID-19 vẫn đang hành hoành. Có nhiều bài viết trên mạng…

3 năm trước đó

Bảo quản mật ong bạc hà trong mùa hè những ngày nắng nóng

Mật ong bạc hà nếu được bảo quản đúng cách sẽ ngon hơn, thời gian…

3 năm trước đó

Mật ong bạc hà VietGAP

Mật ong bạc hà VietGAP đang là xu thế phát triển của nghề nuôi ong…

4 năm trước đó