Để làm ra những lít mật ong nguyên chất, tinh khiết. Những chú ong thợ phải tìm được những cánh rừng hoa đủ rộng và nhiều hoa. Trong những ngày thời tiết không thuận lợi. Chỉ cần một vài cơm mưa lớn hoặc mưa axit sẽ làm cho cả vựa hoa bị thối úng, lụi tàn. Khi lượng hoa không đủ, thức ăn không đảm bảo. Người nuôi phải cho ong ăn thêm đường để ong sống và sản sinh mật. Mật ong nuôi bằng đường có vị ngọt sắt, không hương, ít chất dinh dưỡng. Sau đây, tôi sẽ hưỡng dẫn bạn cách nhận biết mật ong nuôi bằng đường để bạn tránh nhé.
Nội dung tóm tắt
Phân loại mật ong
Như các bạn đã biết, mật hoa chính là nguồn thức ăn chính của ong. Khi ong hút mật hoa, qua quá trình tiết dịch, quạt cánh. Mật hoa lúc này đã được chuyển hóa thành mật ong nguyên chất.
Mật ong tự nhiên 100%
Những loài ong sống trong tự nhiên. Chúng tự xây tổ và đi kiếm mật, phấn hoa ở những khu rừng. Người khai thác sẽ cắt những tổ ong này về vắt mật => Đây được gọi là mật ong tự nhiên 100%.
Mật ong hoa rừng
Bên cạnh đó, ở quanh những khu vực rừng có nhiều hoa tự nhiên nở. Người nuôi ong cũng có thể di cư, đặt những tổ ong nuôi của mình đến khu vực lân cận. Những chú ong thợ sẽ tự đi kiếm và lấy mật hoa rừng. Người nuôi khai thác mật này => Đây được gọi là mật ong hoa rừng. Mật ong bạc hà cũng là mật ong kiểu như thế này các bạn ạ. Ong đi kiếm mật từ những vựa hoa bạc hà tự nhiên, sau đó tạo ra những giọt mật ong bạc hà tinh khiết nhất đó.
Mật ong nuôi
Mật ong nuôi là ong được nuôi ở những nơi có một số loại hoa nở tập trung như: hoa vải, hoa nhãn, hoa cà phê,…
Các vùng mật ong vải, nhãn lớn của nước ta: Hưng Yên, Hải Dương, Sông Mã,…
Các vùng mật ong hoa cà phê: Các vùng Tây Nguyên, Đồng Nai,…
Vì sao người nuôi ong phải cho ong ăn đường?
Thông thường, một mùa vụ khai thác mật ong thường kéo dài khoảng 30 – 45 ngày. Mùa vụ khai thác mật phụ thuộc rất lớn vào thời tiết lúc đó.
Nếu thời tiết thuận lợi, hoa sẽ nở rộ, nguồn thức ăn của ong dồi dào. Sản lượng mật và chất lượng mật sẽ được đảm bảo.
Nếu thời tiết không thuận lợi. Ví dụ như: mưa Xuân nhiều làm thối hoa vãi, nhãn,… Trời nắng, hạn làm hoa cà phê nở ít,… Thì người nuôi ong sẽ rất vất vả, ản lượng và chất lượng đều sẽ không đảm bảo.
Xuất phát từ đó, người nuôi ong nếu không trung thực, họ sẽ dùng đường để nuôi ong. Người ta có thể cho ong ăn hạt đường trực tiếp, hoặc pha đường với nước để ong ăn. Lượng đường này sau khi vào cơ thể ong. Ong sẽ tiết dịch và dùng cánh để quạt khô tạo thành mật ong các bạn ạ. Việc nuôi ong bằng đường, bản chất là ta đang tạo thức ăn nhân tạo cho ong. Đường là đường kính, nên việc sử dụng mật ong này không có lợi cho sức khỏe người sử dụng.
Các cách nhận biết mật ong nuôi bằng đường
Ong nuôi bằng đường, không phải từ phấn hoa. Mật ong sẽ có những đặc điểm sau:
- Vị của mật: Mật sẽ có vị ngọt khé, ngọt sắt của đường. Khi ăn, ta cảm giác mật rất “phào phào”. Đây chính là vị của đường Saccarose.
- Mùi của mật: Thức ăn chính của mật là đường kính. Nên mật ong sẽ ít mùi hương thơm của hoa. Ong càng ăn nhiều đường, mật càng không có vị.
- Màu sắc: Khi mới khai thác, màu của mật thường đục, không tươi. Để lâu, mật sẽ chuyển màu sậm, nâu.
- Bảo quản: Trong quá trình bảo quản, mật ong nuôi bằng đường có thể có kết tính dưới đáy chai. Sự kết tinh này là do ong ăn đường. Nó khác hoàn toàn sự kết tinh tự nhiên của mật ong thông thường. Kết tinh của mật ong thông thường là do độ bão hòa của đường Fructose và glucose 70% ở nhiệt độ lạnh. Đường kết tinh của mật ong thông thường dạng xốp, nó sẽ tan khi được ngâm vào nước ấm. Còn đường kết tinh của mật ong nuôi bằng đường sẽ rất khó tan và rất thô. Đường này thường lắng dưới đáy chai thành mảng.
Bài tham khảo ==>> Mật ong bạc hà kết tinh.
Cách nhận biết mật ong bạc hà nuôi bằng đường
So với các loại mật ong khác, mật ong bạc hà là loại mật ong có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao hơn hẳn. Chính vì vậy, mật ong bạc hà là loại mật thường bị làm giả và cho ăn đường nhiều nhất.
Theo kinh nghiệm thực tế của chúng tôi. Ngoài những dấu hiệu nhận biết mật ong nuôi bằng đường như: vị ngọt sắt, không hương thơm, mà,… Thì mật ong bạc hà nuôi bằng đường có đặc điểm sau:
- Mật có màu vàng chanh đục, không trong.
- Mật ít sủi ga, mật rất đặc.
- Mật bạc hà nuôi đường đa số khai thác từ ong ý. Nên mật sẽ gần như không bao giờ kết tinh. Đây chính là sự khác biệt so với mật ong nuôi đường thông thường. (Mật ong bạc hà xịn rất hay bị kết tinh).
Bằng những kiến thức và kinh nghiệm nuôi ong của mình. Tôi hy vọng bài viết trên đây sẽ hữu ích với các bạn đọc giả. Các bạn hãy ủng hộ tôi bằng việc chia sẻ lên các trang mạng xã hội để mọi người cùng biết các bạn nhé. Thân chào.